Cường giáp là một hai hội chứng bệnh lý tuyến giáp. Được gọi là hội chứng vì biểu hiện của nó trên nhiều cơ quan và với nhiều dấu hiệu khác nhau. Các triệu chứng có thể xảy ra cùng lúc hoặc âm thầm, khiến người bệnh khó phát hiện. Đa phần bệnh được phát hiện một cách tình cờ hoặc các triệu chứng đã trở nên trầm trọng.
Các dấu hiệu chỉ điểm cường giáp
Cường giáp là một hội
chứng, tiến triển âm thầm, các dấu hiệu ban đầu có thể khó nhận ra. Do đó, bệnh
nhân đến bệnh viện thường trong tình trạng các triệu chứng khá trầm trọng. Các
dấu hiệu chỉ điểm ban đầu tuy không rõ ràng nhưng có tác dụng quan trọng trong
việc thăm khám và chẩn đoán sơ bộ:
Đối với người cao tuổi,
các triệu chứng tiến triển thường nhanh hơn, mức độ trầm trọng hơn, và thường dễ
nhầm lẫn với bệnh do tổi già như: Tăng tiết mồ hôi,
khó chịu, chịu nóng kém, rối loạn tiêu hóa, run xuất hiện toàn thân, nhịp tim
nhanh, mệt, sụt cân và giảm trí nhớ cũng như giảm tập trung.
Bệnh
nhân cường giáp bị sụt cân nhanh chóng
Ở bệnh nhân trẻ các triệu
chứng thường dễ nhận biết hơn: nhịp tim nhanh, không đều, có nguy cơ dẫn đến
suy tim, nguy hiểm hơn là cơn “ bão giáp” có thể xảy ra bao gồm cao huyết áp,
sốt, suy tim.
Các xét nghiệm chẩn đoán cường giáp
Khi gặp các triệu chứng,
và dấu hiệu như trên, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế để khám tổng
quát ngay. Lúc này có thể bệnh nhân đã xuất hiện các triệu chứng bệnh như: run
tay, đổ mồ hôi nhiều, da nóng ẩm, có thể có phù quanh mi mắt, lồi mắt. Lúc này
các bác sĩ cần tiến hành xét nghiệm máu bao gồm:
Định lượng nồng độ TSH
trong huyết tương: Nếu TSH giảm, tình trạng tuyến giáp đang tăng hoạt động, sản
xuất hormon tuyến. Tiếp tục sẽ tiến hành định lượng nồng độ T4 tự do trong máu.
Chẩn đoán xác định cường giáp khi kết quả cho thấy T4 tự do có mức độ cao. Bên
cạnh đó, nếu nghi ngờ khối u ung thư hóa, bệnh nhân sẽ được tiến hành chọc hút
và xét nghiệm tế bào, loại trừ tình huống xấu có thể xảy ra.
Trần T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét