Bạn thường xuyên cảm
thấy mệt mỏi? Bạn bị tăng cân, ớn lạnh, không thể tập trung suy nghĩ, rụng tóc?
Ngay cả là khi bạn thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, hãy coi chừng vì có thể
bạn đang bị nhược giáp trạng. Nhược giáp trạng hay suy tuyến giáp là tình trạng
tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, không bài tiết đủ lượng hormon (nội tiết tố)
cho cơ thể. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhược giáp trạng?
Nhược giáp trạng là gì?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết có chức năng tiết hormon điều hòa các quá
trình chuyển hóa của mọi tế bào trong cơ thể. Có rất nhiều triệu chứng để nhận biết tuyến giáp có vấn đề. Khi chức năng của tuyến giáp bị
suy giảm, lượng hormon tiết ra không đủ sẽ dẫn đến các triệu chứng điển hình
như: Bướu cổ , mệt mỏi, tăng cân; Sợ lạnh, da khô và thô,
da tái lạnh, tóc dễ rụng gãy, nhịp tim chậm, tim to, chậm chạp, trí nhớ giảm….
gọi là nhược giáp trạng.
Mệt mỏi, trầm
cảm, giảm trí nhớ là các triệu chứng của nhược giáp trạng
Nguyên nhân nhược giáp trạng
Có rất nhiều nguyên nhân suy giảm chức năng tuyến ngoài thiếu hụt iod đã biết đến là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh bướu cổ.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là tự miễn:
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm 50 %. Rối loạn tự miễn xảy ra
khi hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại chính tổ chức của cơ thể mình, ở
đây là tuyến giáp. Cho đến này các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn tự
miễn, nhưng có thể đây là sự tổ hợp của nhiều yếu tố: vi khuẩn, virus, di truyền,…
Do sự thiếu iốt (iodine):
Một dưỡng chất thiết yếu
để tổng hợp hormon tuyến giáp và được cung cấp vào cơ thể chủ yếu từ thực phẩm.
Thiếu iod, iod không hoạt động hiệu quả hoặc do tuyến giáp không thể sử dụng
được iod cũng gây nên tình trạng suy tuyến giáp.
Sau điều trị các bệnh lý tuyến giáp:
Sau điều trị cường giáp,
phẫu thuật hay xạ trị bệnh nhân có thể bị thiếu hụt hormon tuyến giáp trầm
trọng, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc bổ sung
hormon suốt đời
Do các chất hoá học từ môi trường bị ô nhiễm:
Trong đó, Florua, bromide và clorua đến từ chế độ ăn uống, nước có chất fluoride, kem đánh răng, hoặc phơi nhiễm chất
độc từ môi trường có thể can thiệp đến lượng i-ốt cung cấp cho cơ thể, khiến
tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả.
Yếu tố di truyền:
Đâu cũng là một trong
các nguyên nhân được đề cập đến. Trẻ em khi sinh ra có thể khiếm khuyết,
không có hoặc phát triển bất thường của tuyến giáp. Bên canh đó, các gen bệnh
suy giáp có thể truyền từ đời này sang đời khác, khiến cho số người bị suy giảm
tuyến giáp ngày càng nhiều hơn hơn.
Thuốc và mang thai:
Một số thuốc trong điều
trị rối loạn tâm thần có thể gây nhược giáp trạng. Bên cạnh đó, phụ nữ khi
mang thai cũng là đối tượng dễ bị rối loạn tự miễn và dẫn đến tình trạng suy
giáp ở phụ nữ mang thai hoặc say sinh.
Như vậy, trong cuộc sống
hiện đại tiềm ẩn rất nhiều các yếu tố nguy cơ bệnh lý tuyến giáp, do đó, ngay cả khi người bệnh ăn uống bổ sung iod đầy đủ vẫn có thể bị bệnh tuyến giáp. Nhược giáp trạng nếu không được chữa trị kịp thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe và cuộc sống. Do đó, hiểu biết rõ nguyên nhân gây bệnh có thể giúp
chúng ta phòng tránh và ngăn ngừa căn bệnh nội tiết này.
Bông tuyết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét