Cường giáp là một trong
các bệnh lý cấp tình trong bệnh tuyến giáp. Tính chất bệnh diến ra nhanh chóng
và dễ nhận biết bằng một loạt các hội chứng như: hồi hộp, khó thở, gầy sút cân
nhanh chóng, thân nhiệt tăng...Một trong các biện pháp đang được áp dụng trong
điều trị các bệnh lý cường giáp này cho hiệu quả cao là phương pháp xạ trị bằng
iod phóng xạ.
Nguyên lý của phương pháp điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ
Cơ thể chúng ta có khả năng hấp thu một lượng iod
đáng kể từ thức ăn, nước uống, không
khí... Khi iod vào cơ thể, sẽ được vận chuyển vào vòng tuần hoàn máu sau đó tập
trung chủ yếu tại tuyến giáp và tồn tại ở đó vài ngày đến vài tuần. Đối
với bệnh nhân cường giáp khả năng thu nạp iod của tuyến giáp tăng lên rất cao.
Do đó, khi đưa vào cơ thể một lượng iod phóng xạ (I-131...) thì nó sẽ dần thay
thế các phân tử iod trong tuyến giáp, lúc này khi ở trong tuyến giáp chúng phát
ra các tia phóng xạ của I-131 (tia gamma, đặc biệt tia beta) giúp tiêu diệt các
tế bào tuyến giáp phát triển quá mức. Do đó, lieuf lượng iod phóng xạ đưa vào
cũng cần được tính toán cụ thể cho phù hợp với từng bệnh nhân và được chia ra
thành từng đợt liền nhau cho đến khi đã có hiệu quả kiểm soát bệnh tốt.
Hình ảnh minh họa một ca điều trị cường giáp bằng xạ trị
Lộ trình điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ
Trước khi bắt đầu điều trị bệnh nhân cường giáp sẽ được
test thử độ tập trung iod phóng xạ và các điều kiện cần thiết khác. Khi đã được
chẩn đoán và điều trị bằng iod phóng xạ, bệnh nhân cường giáp sẽ được sử dụng
liều I-131 đầu tiên dưới dạng dung dịch hoặc dưới dạng viên con nhộng theo chỉ
định của bác sĩ. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân hoàn toàn có thể trở về sinh
hoạt gia đình bình thường, chú ý nên dùng riêng các đồ dùng, rụng cụ cá nhân là
tốt nhất, đặc biệt nếu có trẻ em thì nên hạn chế tiếp xúc và sinh hoạt chung
Thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau 6-8 tuần sau khi
uống thuốc.
Hiệu quả điều trị cường giáp bằng iod phóng xạ
Các công trình nghiên cứu và thực tế sau 3-5 tháng điều trị
cường giáp bằng iod phóng xạ cho thấy hơn 85% bệnh nhân có triệu chứng giảm
hẳn. Điều đáng mừng là phương pháp này có thể làm nhỏ bướu giáp, đưa bệnh trở
về bình giáp với tỷ lệ lên đến hơn 95%, bên cạnh đó có đến 80% bệnh nhân lên
cân. Các triệu chứng trên thân nhiệt, thần kinh, tiêu hóa giảm rõ rệt.
Ngày nay, phương pháp xạ trị bằng iod phóng xạ trong điều
trị cường giáp đang mở ra nhiều hy vọng mới cho các bệnh nhân cường giáp và
trong điều trị các bệnh lý tại tuyến giáp. Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có
ưu nhược điểm riêng. Do đó, bệnh nhân cần được hướng dẫn và chỉ định cụ thể của
bác sĩ, đồng thời có hiểu biết về bệnh để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Nguyệt Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét