Cường giáp là một tập hợp các rối loạn liên quan đến việc
tổng hợp và tiết ra quá mức hormon tuyến giáp, dẫn đến tình trạng tăng cường
chuyển hóa. Các hình thức phổ biến nhất của cường giáp bao gồm bướu độc
lan tỏa (bệnh Graves), u độc tuyến giáp (bệnh Plummer), và u tuyến độc. Vậy,
phương pháp điều trị các bệnh lý này như thế nào?
Hiện
nay có 3 phương pháp được áp dụng trong điều trị cường giáp là: sử dụng thuốc
kháng giáp trạng, xạ trị bằng I-ốt phóng xạ và phẫu thuật tuyến giáp.
1. Thuốc
kháng giáp trạng trong điều trị cường giáp
Phương pháp nội khoa là
tiên quyết trong điều trị cường giáp để bảo tồn tuyến. Các thuốc kháng giáp
trạng tổng hợp sẽ giúp ngăn chặn tác dụng quá mức của các hormon tuyến giáp với
các đặc điểm sau:
-Kiểm soát lâu dài của tuyến giáp ở trẻ em, thanh thiếu niên và
phụ nữ mang thai.
-Kiểm soát cường giáp trước khi điều trị bằng I-ốt phóng xạ, đối
với nam giới trưởng thành và phụ nữ không mang thai.
-Tăng liều thuốc kháng giáp mỗi 4 tuần cho đến khi chức năng tuyến
giáp bình thường.
-Các triệu chứng của bệnh Graves (bệnh Basedow) giảm hẳn sau khi
điều trị từ 12-18 tháng, nhưng khả năng tái phát cao.
-Đối với loại u độc tuyến giáp và u tuyến độc gần như không
có tác dụng.
Tăng liều thuốc kháng giáp sau
mỗi 4 tuần điều trị cường giáp
2. Điều trị cường giáp bằng I-ốt phóng xạ
Đây là liệu pháp phổ biến hiện nay trong điều trị cường
giáp. Tiến hành đơn giản bằng cách uống viên nang hoặc dạng lỏng I-ốt phóng xạ.
Một số đặc điểm của phương pháp này là:
-Nguy cơ cao dẫn đến suy giáp.
-Gây xơ hóa và phá hủy các tế bào tuyến giáp.
-Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, cho con bú, và cho
con bú gần đây.
-Không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.
-Không áp dụng cho bệnh nhân có biến chứng lồi mắt nặng.
3. Phẫu thuật tuyến giáp trong điều trị cường giáp
Phẫu thuật tuyến giáp được áp dụng trong các trường hợp sau:
-Cường giáp nặng ở trẻ em.
-Phụ nữ mang thai không tuân thủ hoặc không dung nạp các
thuốc kháng giáp trạng.
-Bệnh nhân có bướu kích thước rất lớn hoặc lồi mắt nặng.
-Bệnh nhân từ chối điều trị bằng I-ốt phóng xạ.
-Những bệnh nhân cường giáp cần bình thường hóa chức năng
tuyến một cách nhanh chóng, chẳng hạn như phụ nữ có thai, phụ nữ muốn mang thai
trong vòng 6 tháng tới, bệnh nhân có bệnh lý tim mạch không ổn định.
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nguyện vọng
của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp điều trị cường giáp
thích hợp nhất. Quan trọng nhất trong điều trị các bệnh lý tuyến giáp nói chung
và cường giáp nói riêng là phát hiện sớm bệnh bằng cách tự kiểm tra vùng cổ và khám sức khỏe định kỳ.
Bên cạnh những phương pháp trên, người mắc
các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp, nhược giáp,
bướu giáp đơn thuần,… có thể sử dụng bổ sung các thực phẩm chức năng có nguồn
gốc thiên nhiên như Ích Giáp Vương để tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Đồng thời
đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho người bệnh.
Nếu bạn bị cường giáp hoặc có các bệnh lý khác tại tuyến
giáp như nhược giáp, viêm tuyến giáp,… hãy điện thoại đến số: 04.38461530/
08.62647169 để được hỗ trợ tư vấn.
Ngọc Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét