Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Đang dùng thuốc trị bệnh tuyến giáp có nên ăn bưởi?

Bưởi là loại quả giàu dinh dưỡng, với các vitamin và khoáng chất bao gồm: vitamin C và A, kali, canxi và magiê. Bưởi là loại trái cây mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, bên cạnh đó cũng có một số tranh luận về tương tác khi dùng bưởi trong lúc sử dụng một số loại thuốc điều trị. Vậy bưởi và các đồ uống từ bưởi có ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tuyến giáp như thế nào?

Khi nào cần dùng thuốc trị bệnh tuyến giáp?


Tuyến giáp là một tuyến nằm ở phía trước cổ, ngay dưới thanh quản, tuyến nhỏ này có vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất. Theo các chuyên gia từ trường Đại học Maryland Medical Center (Hoa Kỳ), tuyến giáp tiết ra hai hormone là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Hai hormone đóng vai trò điều hòa sự trao đổi chất, kích thích mọi tế bào trong cơ thể.
Bệnh tuyến giáp xảy ra khi cơ thể sản xuất quá ít hoặc quá nhiều hormone T3 và T4. Trong đó, suy giáp là bệnh lý thường gặp hơn cả, biểu hiện là tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, với một mức độ hormone tuyến thấp. Nhất là phụ nữ, đặc biệt là những người lớn hơn 50 tuổi, suy giáp biểu hiện với các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức khớp, tăng cân không rõ nguyên nhân và khuôn mặt sưng húp. Bên cạnh đó, cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone, dẫn đến các triệu chứng như giảm cân mạnh, tăng sự thèm ăn, lo lắng, nhịp tim nhanh và khó ngủ thậm chí mất ngủ.
Điều trị bệnh tuyến giáp dựa vào tình trạng tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều, hoặc quá ít hormone. Suy giáp thường được điều trị với một liều hormone tuyến giáp tổng hợp gọi là levothyroxin. Thuốc này giúp khôi phục lại sự cân bằng hormone tuyến giáp khi được sử dụng với liều thích hợp. Đối với cường giáp có thể được điều trị bằng một số cách bao gồm: nội khoa sử dụng thuốc kháng giáp tổng hợp, i-ốt phóng xạ, hoặc phẫu thuật.

Bưởi có ảnh hưởng đến thuốc điều trị tuyến giáp như thế nào?


Bưởi có chứa một số thành phần được gọi là furanocoumarins, có thể gây ức chế một số loại isoenzymes nhất định trong thành ruột. Dẫn đến giảm hoạt động sản xuất các enzyme tại ruột. Theo cuốn "Tương tác Thực phẩm-Dược phẩm” tái bản lần thứ 14, tiêu thụ bưởi làm tăng lượng thuốc hấp thu qua ruột, có tác dụng cho đến 72 giờ sau khi ăn bưởi. Khi tăng khả năng hấp thu thuốc thì có thể dẫn đến tăng cao tác dụng của thuốc theo yêu cầu, đồng thời cũng tăng cao nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và độc tính.

Không nên ăn bưởi khi đang dùng thuốc cho tuyến giáp
Mặt khác, đối với levothyroxin, một hormon tuyến tuyến giáp tổng hợp, được sử dụng trong các trường hợp suy giáp. Một nghiên cứu được công bố trong tháng 9 năm 2005, trên tạp chí Dược lâm sàng của Anh (British Journal of Clinical Pharmacology) báo cáo rằng uống nước ép bưởi làm chậm quá trình hấp thụ của levothyroxin, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Như vậy khi bạn đang bị sử dụng thuốc tuyến giáp thì tốt nhất bạn không nên sử dụng nước ép bưởi, ăn bưởi hoặc các món ăn đồ uống chế biến từ bưởi.
Để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, mà lại tốt cho tuyến giáp bạn có thể lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên như loại thực vật biển mang tên hải tảo (rong biển). Đây là loại thực vật biển không những giàu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn chứa một lượng i-ốt hữu cơ và selen rất tốt cho tuyến giáp. Đây cũng là lý do mà hải tảo được dùng lâu năm trong các bài thuốc đông y điều trị bướu cổ và được sử dụng làm thực phẩm ăn hàng ngày để phòng ngừa bướu cổ. Để tiện cho người bệnh tuyến giáp có liều dùng hải tảo phù hợp thì nay hải tảo đã được bào chế dưới dạng viên nén tiện dùng Ích Giáp Vương. Ngoài hải tảo, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý hiếm khác như neem, ba chạc, bán biên liên… giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh tuyến giáp. Người bị bướu tuyến giáp nên sử dụng duy trì một đợt 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Qua thực tế sử dụng sản phẩm Ích Giáp Vương, bà Nam Trân (ở Hồ Chí Minh) đã chia sẻ: sau khi uống Ích Giáp Vương 1 tháng, bà thấy cải thiện sức khỏe rõ rệt, người không còn mệt, vận động linh hoạt hơn, ngủ sâu giấc. Đặc biệt bà Trân không còn phải sử dụng thuốc ngủ. Nhận thấy có hiệu quả, bà tiếp tục kiên trì uống Ích Giáp Vương đều đặn, sau 3 tháng thì bướu cổ xẹp hẳn, trước to 10 phần thì giờ chỉ còn khoảng 2 phần. Bà Nam Trân rất mừng vì đã thoát khỏi được bướu cổ đã theo bà hơn 10 năm qua. Để biết rõ hơn về tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương đối với bệnh cường giáp, suy giáp, mời quý vị lắng nghe phân tích của GS. Hoàng Tích Huyền dưới đây:

GS. Hoàng Tích Huyền phân tích tác dụng sản phẩm Ích Giáp Vương
Thanh Lam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét