Bệnh tuyến giáp có thể có những ảnh
hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đối với phụ nữ có vấn đề về
khả năng sinh sản và thường tái phát sẩy thai nên được xem xét, sàng lọc bệnh
lý tuyến giáp. Đây là khuyến cáo được đưa ra bởi nhiều bác sĩ Sản phụ khoa.
Chức năng tuyến giáp và sức khỏe sinh sản
Việc đánh giá ảnh hưởng của rối loạn
tuyến giáp đối với sức khỏe sinh sản sẽ giúp các nhà khoa học tối ưu hóa chức
năng tuyến giáp với mục đích cải thiện chức năng sinh sản. Tuyến giáp có vai
trò kiểm soát sự trao đổi chất thông qua hai hormone là triiodothyronine và
thyroxine. Những hormone này cũng
có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, phát triển và hoạt động của các cơ
quan trong cơ thể, đặc biệt là phát triển não bộ. Đối với phụ nữ, những thay đổi trong
chức năng tuyến giáp có thể tác động đáng kể về chức năng sinh sản bao gồm trước,
trong và sau khi thụ thai.
Bệnh tuyến giáp được chia thành hai nhóm
chính là cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) và suy tuyến giáp (tuyến giáp
hoạt động kém), có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh tuyến giáp.
Phụ nữ dễ mắc bệnh tuyến giáp
Trong đó, cường giáp (chủ yếu là cường giáp Basedow) gặp phải ở khoảng
2,3% phụ nữ có vấn đề sinh sản, so với 1,5% dân số phụ nữ nói chung. Các tác động của tuyến giáp được biểu
hiện bằng tình trạng bất thường kinh nguyệt. Bên
cạnh đó, suy giáp ảnh hưởng đến khoảng 0,5% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Suy giáp ở trẻ em và vị thành niên thường
dẫn đến chậm phát triển và dậy thì. Ở độ tuổi trưởng thành có liên quan với các
vấn đề kinh nguyệt và cản trở sự rụng trứng, dẫn đến khó khăn trong việc thụ
thai. Để biết rõ hơn về nguyên nhân tại sao bệnh tuyến giáp thường gặp ở phụ
nữ, mời quý vị theo dõi Video dưới đây:
Tại sao bệnh tuyến giáp hay gặp ở nữ giới?
Từ lâu, bệnh tuyến giáp đã được biết đến
có liên quan đến vấn đề sinh sản, tuy nhiên, các quốc gia chưa thực sự tầm soát
chức năng tuyến giáp ở những phụ nữ có vấn đề về sinh sản như thường xuyên sảy
thai, thai chết lưu, hiếm muộn, vô sinh. Trong khi, hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của
phôi thai và bệnh tuyến giáp từ lâu đã được biết đến làm tăng nguy cơ sảy thai.
Tầm soát bệnh tuyến giáp ở phụ nữ
Bệnh tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp có
thể tác động đến quá trình mang thai bao gồm sinh non, tiền sản giật, hạn chế
tăng trưởng, suy tim và thai chết lưu.
Do đó, kết luận được đưa ra là tầm soát
bệnh tuyến giáp cần được xem xét ở những phụ nữ có biểu hiện vấn đề về sinh sản
và sảy thai. Ngoài ra, việc tầm soát bệnh tuyến
giáp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và mang thai là cần thiết để đảm bảo sức
khỏe cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp nên
tiếp tục dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nội tiết và
sản phụ trong suốt thai kỳ. Bất thường trong chức năng tuyến giáp có thể có ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và dẫn đến giảm tỷ lệ thụ thai, tăng nguy cơ sảy thai và các sự cố trong quá trình sinh đẻ
của thai phụ. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tuyến giáp, những
rủi ro có thể được giảm đáng kể. Phụ nữ với thiên chức làm mẹ đầy thiêng liêng
lại là đối tượng dễ mắc bệnh tuyến giáp. Do đó, tốt hơn hết trước khi có ý định
mang thai bạn nên tầm soát bệnh tuyến giáp, điều trị ổn định để không ảnh hưởng
đến sức khỏe của mẹ và bé. Khi bị bệnh tuyến giáp có thể tham khảo sử dụng sản
phẩm hỗ trợ Ích Giáp Vương, sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ thảo dược bao
gồm: hải tảo, khổ sâm, bán biên liên, ba chạc giúp điều hòa hoạt động tuyến
giáp, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như iod, selen cho tuyến giáp hoạt
động. Sản phẩm thảo dược an toàn, không tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến sức
khỏe sinh sản của người bệnh. Một bệnh nhân đã sử dụng sản phẩm có chia sẻ: Sau
2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương chị thấy chuyển biến rõ rệt, tóc không rụng nữa,
da sáng hơn, miệng cảm giác sạch sẽ, tự tin, thấy cơ thể khỏe mạnh hẳn ra… Các
triệu chứng của bệnh đỡ dần và gần như khỏi hẳn. Chị thấy mình khỏe mạnh, nhanh
nhẹn, làm được nhiều việc, ăn ngủ ngon hơn,... Đây là chia sẻ của chị Mai Trang
ở thành phố Hồ Chí Minh, người đã có hành trình nhiều năm điều trị bệnh tuyến
giáp.
Hồng Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét