Rất nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán
là cường giáp, điều trị tích cực bao gồm cả phẫu thuật, sau đó mới được phát hiện
là ung thư tuyến giáp. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp được phát hiện trong điều trị bệnh
cường giáp được ghi chép trong quyển “Nghiên cứu về hormone và chuyển hóa” chiếm từ 1,6% đến 21,1%. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.
Tỷ lệ chẩn đoán xác định ung thư tuyến giáp
sau khi điều trị cường giáp có thể do các yếu tố sau: bỏ qua xét nghiệm chọc
hút tế bào tuyến giáp; không đánh giá được nguyên nhân và mức độ của cường
giáp; các tiêu chí phẫu thuật bướu cường giáp bao gồm cả bướu do ung thư tuyến
giáp; do chủ quan vì tỉ lệ ung thư tuyến giáp thấp hoặc bệnh nhân ở vùng có ít
nguy cơ bị bệnh. Các nhà khoa học
tại Canada đã tiến hành 14 nghiên cứu và phân tích kết quả của các nghiên cứu
này để đưa ra báo cáo vào tháng 8 năm 2011. Theo
đó, tỷ lệ ung thư tuyến giáp được tìm thấy trong các ca phẫu thuật ở bệnh nhân
cường giáp dao động từ 1,6% đến 21,1% ở các nghiên cứu. Đa số các trường hợp ung thư tuyến
giáp được báo cáo trong các nghiên cứu này là microcarcinomas (ung thư với khối
u nhỏ, kích thước ≤10 mm) và hoàn toàn có ý nghĩa chẩn đoán xác định trên lâm
sàng, trong đó ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú là loại thường gặp nhất.
Một
số ung thư tuyến giáp được phát hiện sau khi phẫu thuật tuyến giáp
Mối liên quan giữa ung thư tuyến giáp và cường giáp
Sự liên kết giữa cường giáp (đặc biệt là bệnh
Basedow) và ung thư tuyến giáp vẫn chưa được làm rõ với nguy cơ ung thư ở các bệnh
nhân cường giáp rất khác nhau từ 0,5% đến 15,0%. Phần lớn (88%) các trường hợp
ung thư tuyến giáp phát hiện ở những bệnh nhân cường giáp Basedow có nhân tuyến
giáp kích thước nhỏ (dưới 10mm) gọi là microcarcinomas tuyến giáp. Trong đó,
nghiên cứu cũng cho thấy rằng tiên lượng điều trị ở những bệnh nhân này thường
tốt, khả năng hồi phục cao hơn so với các bệnh lý ung thư tuyến giáp có kích
thước tương tự khác.
Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đi đến khuyến
cáo, bệnh nhân có bệnh Basedow có nguy cơ ung thư tuyến giáp cao hơn các bệnh
nhân bị bướu cổ lan tỏa. Trong một
nghiên cứu khác, bệnh ung thư tuyến giáp đã được tìm thấy ở 22,2% bệnh nhân có
nhân tuyến giáp được chẩn đoán với bệnh Basedow và 2,9% bệnh nhân bướu cổ độc
khuếch tán không có nhân (cường giáp khác). Giáo
sư Ralf Paschke, khoa Ung thư và Viện Ung thư Charbonneau Arnie tại Trường đại
học Cummings ở Calgary (Canada), người thực hiện nghiên cứu này đã đưa ra khuyến
cáo đối với các bác sĩ điều trị cường giáp cần nhận thức được những nguy cơ ác
tính. Giáo sư Paschke và các đồng nghiệp cũng đưa ra đánh giá mỗi nốt tuyến
giáp đáng ngờ có biểu hiện cường giáp nên được đánh giá cẩn thận và cần có hướng
dẫn cụ thể để xem xét đánh giá các trường hợp này.
Ung thư tuyến giáp ngày càng chiếm tỉ lệ lớn, bệnh
cần được phát hiện và điều trị thích hợp để tránh tiến triển xấu, di căn đến
các cơ quan khác. Các khối ung thư tuyến giáp chưa di căn thường có tiên lượng
điều trị tốt hơn. Trường hợp đã có di căn thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn và tiềm
ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Quan trọng nhất là khi phát hiện bướu tuyến giáp
người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám định kì để tầm soát bệnh. Bên cạnh
đó có biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa nguy cơ ác tính ngay từ ban đầu
khi có nghi ngờ. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương
với thành phần chính hải tảo có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào
ác tính tuyến giáp, đồng thời kết hợp với các dược liệu khác như neem, ba chạc,
bán biên liên,… giúp tăng cường điều hòa miễn dịch, ổn định hoạt động tuyến
giáp và giảm viêm sưng tại tuyến giáp. Sản phẩm an toàn, nên được sử dụng từng
đợt 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Năm 2015, Ích Giáp Vương vinh dự nhận giải thưởng “ Sản phẩm
uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2015” do Hội Khoa học
và Công nghệ lương thực – thực phẩm Việt Nam trao tặng. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm, mời quý vị lắng nghe video dưới đây:
Ích Giáp Vương có tác dụng đối với bệnh tuyến giáp như thế nào?
Thu Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét