Các bệnh lý tuyến giáp có khả năng tác động
đến phụ nữ nhiều hơn nam giới khoảng hơn 5-8 lần. Tuy
nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng, bất kỳ ai, không phân biệt giới tính hay
tuổi tác, đều có thể gặp rắc rối với các vấn đề về tuyến giáp. Tuyến giáp có
vai trò quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của nhiều hệ cơ quan
trong cơ thể. Do đó, sức khỏe tuyến giáp vô cùng quan trọng đối với mỗi người.
Các rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình bướm ở vị trí cổ thấp, phía
trước cổ và chịu trách nhiệm điều tiết sự trao đổi chất của cơ thể. Hai trong số
các bệnh tuyến giáp thường gặp nhất là suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)
Đa số những người có suy giáp giai đoạn đầu xuất hiện các dấu
hiệu mơ hồ, các triệu chứng không đặc hiệu để chẩn đoán bệnh tuyến giáp. Triệu
chứng thường gặp của suy giáp bao gồm mệt mỏi, da khô, táo bón, tăng cân, đau
nhức cơ bắp, tăng độ nhạy cảm với lạnh và nhịp tim chậm. Trong
khi đó, cường giáp biểu hiện một loạt các triệu chứng trái ngược như tăng nhịp
tim, run, lo lắng, không dung nạp nhiệt, tiêu chảy và mất trọng lượng.
Trong đó, thiếu hụt iốt trong môi trường sống là nguyên nhân
thường gặp nhất của suy giáp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở
Hoa Kỳ đã chứng minh, một khu vực đầy đủ iốt vẫn có tỉ lệ cao bệnh nhân suy
giáp do bệnh viêm tuyến giáp mạn tính (viêm tuyến giáp Hashimoto).
Cường giáp thường là sự phát triển thứ phát sau một bệnh tự
miễn dịch là bệnh lý Basedow. Tuy nhiên, cũng có thể do các nguyên nhân khác
bao gồm một nhân tuyến giáp hoặc viêm tuyến giáp.
Các vấn đề tuyến giáp khác là bệnh ung thư tuyến giáp và nhân
tuyến giáp lành tính, có dấu hiệu nhận biết là u cục hoặc sưng ở vùng cổ.
Sưng cổ, u cục vùng cổ
là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp
Dưới đây là 10 dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp, mới quý vị theo dõi:
10 dấu hiệu nhận biết bệnh tuyến giáp
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp
Để chẩn đoán chính xác một vấn đề tuyến giáp cần phải dựa vào
các chỉ số xét nghiệm hormon tuyến giáp chứ không chỉ dựa vào triệu chứng trên
lâm sàng. Thêm vào đó, ở một số người có tuyến giáp hoạt động kém, các triệu chứng
có thể xuất hiện và phát triển âm thầm mà không biểu hiện triệu chứng do đó việc
xét nghiệm máu các chỉ số chức năng tuyến giáp là vô cùng quan trọng. Nếu nồng
độ hormone tuyến giáp thấp, người bệnh sẽ phải bổ sung một lượng thích hợp hormon tuyến giáp tổng hợp. Mặt
khác, nếu bệnh nhân bị cường giáp (chủ yếu là bệnh Basedow), người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng
giáp tổng hợp hoặc iốt phóng xạ, các triệu chứng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được xem xét khi bệnh nhân không
đáp ứng với các chỉ định nội khoa hoặc ung thư tuyến giáp.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tuyến giáp vẫn chưa được làm rõ. Do đó, hiện nay chưa có một biện pháp
cụ thể nào được công bố có thể phòng ngừa được bệnh tuyến giáp. Và chế độ dinh
dưỡng chỉ là biện pháp hỗ trợ cho việc điều trị, không có bằng chứng nào cho việc
ăn hoặc không ăn các loại thực phẩm có thể kiểm soát các bệnh tuyến giáp. Do
đó, quan trọng nhất là người bệnh cần được thăm khám và điều trị tích cực đúng
chuyên khoa. Để tăng cường sức khỏe tuyến giáp, hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị
các bệnh lý tuyến giáp, cũng như điều hòa hoạt động tuyến, phòng ngừa các rối
loạn gây bệnh tuyến giáp bằng các sản phẩm thảo dược như Ích Giáp Vương. Sản phẩm
có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, có thành phần chính là hải tảo, kết hợp với
khổ sâm, ba chạc, bán biên liên, neem… giúp điều hòa miễn dịch, ổn định hoạt động
của tuyến giáp từ đó giúp tăng hiệu quả kiểm soát bệnh và cải thiện các triệu
chứng của các bệnh lý tuyến giáp bao gồm cả suy giáp và cường giáp. Sản phẩm
vinh dự đạt “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em năm
2016”.
Hộp sản phẩm Ích Giáp Vương và cúp giải thưởng
Ngọc Trân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét