Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Vận động thế nào là phù hợp cho người cường giáp

Cường giáp là tình trạng tăng năng tuyến giáp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm đáng kể khả năng vận động các môn thể thao cần nhiều năng lượng. Sự tăng cao nồng độ hormone tuyến giáp trong máu sẽ làm tăng nhịp tim, hay loạn nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thể chất của bạn. Do đó, cần lựa chọn cho mình các hình thức vận động thích hợp để nâng cao sức khỏe và cũng giúp ổn định cường giáp.

Cường giáp là gì?

Cường giáp có thể gây tác động đáng kể đến khả năng thực hiện các hoạt động thể chất của người bệnh. Ngoài tim đập nhanh và không đều, cường giáp có thể gây ra sụt cân đột ngột, ra mồ hôi, bồn chồn, khó chịu, kinh nguyệt không đều, run và đổ mồ hôi. Một triệu chứng điển hình của bệnh là tăng nhịp tim, còn gọi là nhịp tim nhanh, xảy ra khi tim hoạt động thường xuyên với tốc độ hơn 100 nhịp/ phút. Xét về nhu cầu hoạt động của tim khi chạy bộ, hầu hết bệnh nhân cường giáp được yêu cầu phải tránh loại hình thể dục này trong suốt thời gian điều trị bệnh vì nó có thể làm nhịp tim tăng cao hơn.

Chạy bộ và tập thể dục

Bất kể tình trạng sức khỏe và hoạt động thể dục thể chất của bạn như thế nào thì việc chạy bộ trong khi tình trạng cường giáp không được điều trị là rất nguy hiểm. Kể cả các bệnh nhân trẻ và có sức khỏe phù hợp với việc chạy bộ thì các nguy cơ bệnh lý tim mạch nguy hiểm vẫn có thể xảy ra. Do vậy, bệnh nhân bị cường giáp không kiểm soát được có nguy cơ trải qua rối loạn nhịp tim, hoặc nhịp tim bất thường, giãn nở tim, hay tăng kích thước của khoang tim, cũng có thể gây nguy hiểm cho người chạy bộ. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng ngừng tim hoặc tăng huyết áp trong thời gian gắng sức hoặc khi chạy bộ.
Bệnh nhân cường giáp không nên chạy bộ hay vận động gắng sức

Thay vì chạy bộ, bạn nên chuyển sang đi bộ

Với bệnh nhân cường giáp, nhịp tim lúc nghỉ ngơi cũng hoạt động ở mức 100 nhịp/ phút do đó, người bệnh nên chuyển sang các hoạt động ít tiêu hao năng lượng như đi bộ.  Bắt đầu bằng cách đi bộ với tốc độ bình thường từ 15 đến 30 phút mỗi ngày mà không dừng lại. Bạn nên tập luyện cùng một ai đó, để đảm bảo luôn có người trợ giúp khi phải dừng lại và nghỉ ngơi do cảm giác của sự kiệt sức hoặc nhịp tim nhanh. Nếu người bệnh tự tin có thể thực hiện các bài tập với mức độ cao hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể kéo dài thời gian trong một buổi đi bộ và xen kẽ những lúc chạy bộ nhẹ nhàng. Ví dụ: thay vì đi bộ 30 phút, hãy thử đi bộ năm phút và chạy bộ một phút, sau đó lặp đi lặp lại. Một điều quan trọng đối với bệnh nhân cường giáp là luôn theo dõi nhịp tim của mình.

Cường giáp cần được điều trị sớm

Nếu không điều trị, cường giáp có thể phát triển một loạt các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả giòn xương, vấn đề về mắt, rung nhĩ, và cơn bão giáp. Nếu bạn đã được chẩn đoán là cường giáp, không nên trì hoãn việc điều trị, cần thăm khám và hướng dẫn điều trị của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết càng sớm càng tốt. Không nên tham gia vào các hoạt động như chạy bộ hay aerobic quá sức mà không tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.
Bệnh nhân cường giáp bên cạnh việc tuân thủ liều điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp, nên kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc thảo dược như Ích Giáp Vương. Sản phẩm giúp tăng hiệu quả điều hòa hoạt động tuyến giáp và kiểm soát cường giáp, nâng cao thể trạng chung của người bệnh và giúp điều hòa tim mạch cũng như cải thiện các triệu chứng của cường giáp. Hiện nay, đây cũng là sản phẩm được nhiều bệnh nhân cường giáp tin tưởng lựa chọn. Anh Hữu Anh- một bệnh nhân cường giáp cho biết “Tôi uống Ích Giáp Vương 4 viên/ngày, chia 2 lần như chỉ dẫn của nhà sản xuất thì thấy các triệu chứng của cường giáp cải thiện dần, hiệu quả rõ ràng nhất là sau 3 tháng sử dụng. Tay tôi không run nhiều như trước, không bị hồi hộp đánh trống ngực nữa, sức khỏe cải thiện đáng kể mà không hề thấy có tác dụng phụ gì cả. Gần 1 năm sau (tháng 4/2016), tôi đi xét nghiệm lại thì các chỉ số nội tiết đều nằm trong giới hạn cho phép”. Sản phẩm thảo dược có thể sử dụng kết hợp cùng thuốc tây y mà không gây tương tác, bệnh nhân cũng có thể sử dụng đơn độc sản phẩm khi bệnh ổn định để kiểm soát chức năng tuyến giáp và phòng ngừa cường giáp tái phát. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho người cường giáp. 
Để biết thêm về ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm thảo dược trong điều trị bệnh lý tuyến giáp, mời các bạn theo dõi video dưới đây:
Thảo dược điều trị bệnh tuyến giáp

Ngọc Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét