Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2017

8 nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp là tình trạng hormone tuyến giáp trong cơ thể giảm thấp, không đủ để cung cấp cho cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng trên các cơ quan. Người bệnh khi đã phát hiện ra cần thăm khám để điều trị cho tích cực, và dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra suy tuyến giáp.

8 nguyên nhân gây bệnh suy tuyến giáp

1.     Rối loạn hệ thống miễn dịch
Ở mỗi người, hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng xâm nhập, tuy nhiên, ở bệnh lý suy tuyến giáp các kháng thể của hệ miễn dịch nhận nhầm các tế bào tuyến giáp là tế bào ngoại lai do đó, tấn công và tiêu diệt các tế bào này. Kết quả của quá trình hệ miễn dịch tấn công là tuyến giáp bị tổn thương, dẫn đến thiếu hụt về hormon tuyến và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Suy tuyến giáp do nguyên nhân tự miễn phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Trong đó thường gặp nhất là tình trạng viêm tuyến giáp tự miễn dịch, bệnh có thể bắt đầu đột ngột hoặc phát triển dần dần qua các năm. Các hình thức phổ biến nhất là viêm tuyến giáp Hashimoto và viêm tuyến giáp teo.
2.     Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp 
Một số người bị bướu tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, hoặc bệnh Basedow cần phải tiến hành phẫu thuật một phần hay toàn phần tuyến giáp có nguy cơ cao bị suy tuyến giáp sau điều trị. Nếu phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp, suy tuyến giáp chắc chắn sẽ xảy ra. Nếu chỉ phẫu thuật một phần tuyến giáp, thì phần tuyến giáp còn lại có thể vẫn tạo ra đủ hormone tuyến giáp cho cơ thể, một số trường hợp mới phát triển suy tuyến giáp.

Phẫu thuật tuyến là nguyên nhân gây suy tuyến giáp
3.     Xạ trị
Một số người bị bệnh Basedow, bướu cổ nốt, hoặc ung thư tuyến giáp sẽ được điều trị bằng iốt phóng xạ (I-131) với mục đích tiêu diệt các tế bào tuyến giáp. Bệnh nhân phát triển bệnh ung thư hạch, hoặc ung thư  khác đã từng xạ trị vùng đầu, cổ cũng có nguy cơ bị suy tuyến giáp. Bằng xạ trị tuyến giáp sẽ bị loại bỏ một phần hoặc toàn phần tuyến giáp. Do đó, cần thăm khám định kì để tầm soát sức khỏe.
4.     Suy giáp bẩm sinh
Một số trường hợp trẻ ngay từ khi sinh ra đã không có tuyến giáp hoặc thiếu hụt một thành phần nào đó trong quá trình sản xuất hormon tuyến giáp. Một số trường hợp tuyến giáp xuất hiện ở vị trí không đúng hay còn gọi là tuyến giáp lạc chỗ. Ngoài ra, ở một số trẻ sơ sinh, các tế bào tuyến giáp hoặc các enzym không làm việc ngay cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp.
5.     Viêm tuyến giáp 
Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm của tuyến giáp, thường gây ra bởi một cuộc tấn công tự miễn hoặc nhiễm trùng do virus. Viêm tuyến giáp có thể làm cho tuyến giáp bài tiết toàn bộ nguồn hormone tuyến giáp dự trữ vào máu gây cường giáp ngắn (hoạt động tuyến giáp quá nhiều). Sau giai đoạn này, tuyến giáp trở nên kém hoạt động dẫn đến suy giáp.
6.     Sử dụng một số loại thuốc
Các loại thuốc như amiodarone, lithium, interferon alpha và interleukin-2 có thể ngăn chặn hoạt động bình thường của tuyến giáp. Những loại thuốc này có nhiều khả năng gây ra suy tuyến giáp ở những bệnh nhân có có nguy cơ như khuynh hướng di truyền với bệnh tuyến giáp tự miễn dịch.
7.     Quá nhiều hay quá ít i-ốt 
Tuyến giáp cần có i-ốt để tổng hợp hormone tuyến cho cơ thể. I-ốt được cung cấp cho cơ thể thông qua thực phẩm và đi vào máu đến tuyến giáp. Bổ sung đủ lượng i-ốt giữ cho hoạt động sản xuất hormone tuyến giáp đạt mức cân bằng và ổn định trong cơ thể. Tiêu thụ quá nhiều hoặc quá ít i-ốt có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm suy giáp. 
8.     Tổn thương tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nội tiết có vai trò điều hòa hoạt động của nhiều tuyến trong cơ thể trong đó có tuyến giáp. Khi tuyến yên bị phá hủy bởi một khối u, xạ trị hoặc phẫu thuật, tuyến yên sẽ không còn có thể sản xuất hormone kích thích tuyến giáp gây tình trạng tuyến giáp hoạt động kém.
Có nhiều nguyên nhân gây suy giáp nhưng nhìn chung đều kiểm soát suy giáp bằng liều thuốc bổ sung hormon tuyến giáp thích hợp. Các triệu chứng của suy giáp cũng nhanh chóng được kiểm soát bằng thuốc. Bệnh nếu không được điều trị sẽ gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của nhiều người. Chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, ở số 5 đường 4, khu phố 4, Linh Trung, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) một bệnh nhân bị suy giáp sau phẫu thuật chia sẻ: “Chị ăn không được, ngủ hay giật mình, lúc nằm có cảm giác không thở được phải ngồi dậy, người lúc nào cũng mệt mỏi, chân tay run yếu. Chị đi khám, bác sỹ cho biết bị suy giáp và kê thuốc tây về uống. Nhưng chị uống mãi mà không thấy đỡ, lại mệt hơn, người lúc nào cũng nóng nảy, hay cáu gắt, tóc rụng, mặt sạm, da bủng, miệng hôi… Trong thời gian này, chị gần như không làm được việc gì. Bản thân là người rất chăm sóc chồng con, nhưng lúc bị bệnh chị bỏ bê luôn, việc ăn uống học hành của con cái cũng phó mặc. Chuyện sinh hoạt vợ chồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì lúc nào người chị cũng mệt mỏi”. Sau đó, chị tìm hiểu và biết đến sản phẩm thảo dược Ích giáp Vương, chị mua về và kiên trì sử dụng trong nhiều tháng. Kết quả khiến chị vô cùng ngạc nhiên vì chỉ sau 2 tháng sử dụng Ích Giáp Vương, các triệu chứng bệnh của chị đã được cải thiện đáng kể. Ích Giáp Vương là sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ cho chức năng tuyến giáp thông qua tác dụng tăng cường miễn dịch của hải tảo, neem, bán biên liên, kết hợp với tác dụng chống viêm, chống độc cho tuyến giáp của khổ sâm, bán biên liên. Ngoài ra, sản phẩm giúp điều hòa tim mạch, cải thiện các triệu chứng của suy giáp một cách hiệu quả. Sản phẩm an toàn, không gây độc hại với gan thận nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng. Thực tế cũng chứng minh tác dụng và tính an toàn của sản phẩm thông qua nhiều chia sẻ tích cực của bệnh nhân suy giáp.
Một bệnh nhân khác, chị Phạm Thị Thanh Huyền, 42 tuổi, ở Cam Giá Thái Nguyên thoát khỏi suy giáp chỉ trong 3 tháng sử dụng Ích Giáp Vương
http://benhbuouco.vn/chia-se/giam-han-trieu-chung-suy-giap-sau-3-thang.html
Sản phẩm Ích Giáp Vương cũng được chuyên gia y tế đánh giá cao, dưới đây là phân tích tác dụng của sản phẩm đối với bệnh tuyến giáp của PGS. TS. Trần Đình Ngạn – Nguyên chủ nhiệm khoa Tim-Thận-Khớp và Nội tiết, bệnh viện Quân Y 103:

 PGS. TS. Trần Đình Ngạn phân tích tác dụng của sản phẩm Ích Giáp Vương
Ngọc Tuyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét